Experience, Control, and Context: Những thứ bạn không thể "vibe" được
Thiết kế không chỉ là hình thức – mà là cách hệ thống vận hành. Khi AI và "vibe coding" ngày càng phổ biến, điều quan trọng nhất vẫn là hiểu và kiểm soát cách sản phẩm hoạt động – chứ không chỉ làm cho nó trông đẹp.

Huỳnh Nhân Quốc
@huynhnhanquoc
5 phút đọc
09 tháng 07 năm 2025

Thiết kế đẹp và hoạt động?
"Design is not just what it looks like and feels like. Design is how it works."
– Steve Jobs
Gần đây, khi AI bắt đầu len lỏi vào nhiều hệ thống và phần mềm, tôi thấy rất nhiều người bắt đầu "vibe coding". Tức là code theo cảm hứng, theo flow, theo style... Nhưng rồi tôi chợt nhớ lại câu nói của Steve Jobs – và lần đầu tiên tôi cảm nhận được nó là thật.
Website hay phần mềm không chỉ là thứ bạn nhìn thấy. Nó là cách nó vận hành.
Một website tốt không chỉ là thứ nhìn đẹp
Tôi từng thấy (và cả làm) những website phát triển rất nhanh, rất trơn, nhưng... rất "surface". Tức là chỉ đẹp mã, không sâu. Và rồi tôi nhận ra: giá trị của một website không nằm ở UI, mà nằm ở cách nó truyền đạt được giá trị.
Theo tôi:
- UI chỉ chiếm 20–40% giá trị
- Phần còn lại là SEO và tính năng – chính là cách nó “hoạt động”.
Bạn xây một website giống như một phần mềm nội bộ? OK, vậy tính năng là ưu tiên. Nhưng nếu là website phục vụ marketing doanh nghiệp, mà không có SEO thì… nó không khác gì một cửa hàng nằm trong con hẻm tối, không biển hiệu.
SEO không phải chỉ là "kỹ thuật" — nó là cách bạn giao tiếp với bot
Tôi từng viết hàng chục website và tối ưu từng dòng code. Tôi tin mình đủ trải nghiệm để khẳng định: SEO không phải là kỹ thuật đo đạc, tốc độ, hay chấm điểm Lighthouse. SEO là UX cho bot.
Và UX cho bot, cũng như UX cho người, đều đến từ cách bạn sắp xếp nội dung, dòng chảy, và logic code. Bạn cần biết cách nói chuyện với Google — bằng code và text.
Tôi từng phá giải crawler, viết crawler, hiểu cách bot hoạt động, và tôi nhận ra một điều:
Nếu bạn không khiến Google hiểu được bạn, thì bạn không tồn tại.
AI ngày nay cũng giống vậy. Nếu không có dữ liệu dễ hiểu từ những website có SEO tốt, AI sẽ mãi là đứa trẻ sống trong môi trường “được training” sẵn. Chính bạn – developer – là người tạo ra dữ liệu để "giáo dục" bot.
UX không phải là UI. Và nếu UX của bạn tệ, chẳng có UI nào cứu nổi
Ở nơi tôi thấy thuật ngữ "UX" bị lạm dụng rất nhiều. Rất nhiều người làm UI design nhưng lại tự nhận mình là UX designer. Nhưng bạn biết UX thật sự là gì không?
UX đến từ Customer Experience.
UX không phải là "bố cục đẹp", "màu sắc hài hoà", mà là:
Người dùng tìm thấy thứ họ cần và hiểu cách sử dụng mà không cần hỏi.
Một hệ thống tốt là một hệ thống không cần giải thích. Không cần onboarding dài dòng. Không cần hỏi "sao cái này không chạy?".
Và khi UX của bạn tệ, bạn đang để khách hàng đi trong mê cung. Đẹp mấy cũng vô ích.
Lập trình không phải là để chạy. Mà là để kiểm soát.
"Programming isn’t about how it looks or runs. It’s about how you control it."
— Huỳnh Nhân Quốc
Tôi từng code điên dại suốt 10 năm, và rồi một ngày tôi hiểu ra:
Lập trình không phải là viết cho nó chạy, mà là viết để bạn kiểm soát được mọi thứ.
Tôi từng build một hệ thống rất trơn tru, dùng đủ thư viện hiện đại. Nhưng rồi đến ngày chạy khai trương quán cho bạn, nó sập. Lỗi? Từ một package bên thứ ba vừa update đêm trước.
Kể từ đó, tôi chuyển qua Golang. Tự build lại mọi thứ. Không còn phụ thuộc vào "sự may rủi của bên thứ ba". Tôi viết từ command nhỏ nhất cho đến framework riêng. Tôi muốn biết mọi dòng code đang làm gì, chạy ra sao, và lỗi ở đâu.
Context quan trọng hơn framework
Tôi từng học đủ các framework hot. Nhưng rồi tôi quay lại với Vanilla JS. Với Golang. Với những gì đơn giản nhất để làm ra điều mình thật sự cần.
Một lập trình viên giỏi không phải là người biết nhiều framework.
Mà là người hiểu được context — hiểu hệ thống đang chạy như thế nào, hiểu người dùng là ai, hiểu nền tảng đang vận hành ra sao.
Khi bạn hiểu context, bạn sẽ không viết một đoạn code để "chạy được", mà là để duy trì được.
Tốc độ không bằng sự hiểu biết
Tôi từng thấy nhiều bài báo nói về "build AI model trong 48h", "triển khai app chat trong 3 ngày"... Nhưng tôi luôn thắc mắc: trải nghiệm ở đâu ra?
Bảo mật đâu? Luồng dữ liệu đâu? Retry, reconnect, fallback đâu?
Hay chỉ là MVP để gọi vốn?
Tôi mất hàng tháng trời để phát triển những thứ tưởng chừng “vô bổ”: như hàm băm tự viết, ID định danh riêng, hay các component đơn lẻ phục vụ cho SEO. Nhưng chính những thứ đó giúp hệ thống bền, chắc, và dễ hiểu — cả cho người dùng lẫn bot.
Tôi từng không có gì ngoài một VPS 1 core 1GB RAM. Nhưng từ đó, tôi viết ra một website lọt top 100 thương mại điện tử Việt Nam. Không vì công nghệ xịn, mà vì tôi hiểu được mình đang làm gì, đang nói chuyện với ai, và hệ thống của mình hoạt động ra sao.
Bạn có thể “vibe” trong thiết kế. Bạn có thể “vibe” trong prototype. Nhưng bạn không thể “vibe” với context, control, và người dùng thật sự.
Và khi bạn làm chủ được điều đó — bạn không cần framework xịn, bạn chỉ cần trải nghiệm, hiểu biết, và mục tiêu rõ ràng.
0
lượt xem
Bài Viết Liên Quan

Gần mười năm qua, tôi đã đi tìm giá trị cốt lõi của lập trình. Giờ đây, tôi có thể tự hào về những gì mình đã xây dựng và hướng tới tương lai với nhiều kế hoạch và hoài bão. Hành trình này không chỉ là câu chuyện của riêng tôi mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai đang theo đuổi con đường lập trình.

Hạnh phúc nhé đêm đông không lạnh nữa.Bình minh lên nhìn biển lúc trời xuân.

Có thể gọi vốn được 1 triệu đô.

Tôi đã từng, chưa từng hoặc đã từng có thể hack một hệ thống nào đó. Tôi không phải là một hacker. Tôi là một developer.

Đoạn khúc này viết cho người, anh hùng khí chất hiên ngang ngất trời.

Xin trời hoa chết về tay. Để tôi biết được kiếp đây đọa đầy.

Tôi không nhớ chính xác mình bắt đầu yêu lập trình từ khi nào, nhưng tôi vẫn còn cảm giác lần đầu tiên viết một đoạn code chạy thành công. Đó không chỉ là một thành tựu nhỏ, mà còn là khoảnh khắc tôi nhận ra mình có thể tạo ra thứ gì đó từ con số không. Từ đó, tôi bước đi trên con đường mà nhiều người gọi là Indie Hacker – đơn độc, đầy thử thách, nhưng cũng tràn ngập đam mê.

Tôi vẫn nhớ những ngày đó với những dòng code đầu tiên. Tôi không biết đã xóa đi và viết lại những dòng code của tôi bao nhiêu lần. Dù đôi lúc là ngu ngốc nhưng vẫn vui vì nó.

Lập trình viên là những đơn giản nhất mà từng con người có thể đạt được. Không bằng cấp, không tuổi tác, không quá muộn. Lập trình là thế là chỉ cần có đam mê và viết vài thứ hay ho cho cuộc đời.

Đối với nhiều lập trình viên, việc chuyển từ vai trò của một developer thành người sáng lập (founder) một startup không chỉ là một bước tiến trong sự nghiệp, mà còn là một hành trình đầy thử thách, đam mê và khám phá bản thân. Hành trình từ developer đến startup founder không chỉ đơn thuần là viết mã và phát triển sản phẩm, mà còn đòi hỏi sự thay đổi về tư duy, kỹ năng quản lý và khả năng thích ứng với những khía cạnh khác nhau của kinh doanh.